Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo bánh chưng xanh.
Văn hóa ẩm thực người Việt từ bao đời đã được đúc kết trong câu đối dung dị, giản đơn truyền từ đời này sang đời khác. Tết cổ truyền của người Việt không thể không có thịt mỡ, bánh chưng (hay bánh tét), càng không thể không có bát dưa hành. Từng củ hành thơm, chua, giòn sẽ làm giảm độ ngấy và tăng khẩu vị cho cả gia đình trong dịp tết khi ăn cùng với thịt mỡ, bánh chưng hay các món ăn tết truyền thống khác như thịt đông, chân giò hầm măng... đấy nhé.
Nguyên liệu:
- Hành củ - 1kg (Tùy khẩu vị nhà mình mà các bạn chọn hành nhé. Hành bánh tẻ sẽ đỡ hăng hơn, muối nhanh được ăn. Hành củ già sẽ thơm hơn nhưng thời gian muối cũng lâu hơn đấy nhé)
- Nước - 1,5l
- Muối - Vừa đủ (khoảng 70-100gr, hoặc tùy khẩu vị, nhưng không nên cho quá ít muối, sẽ bị nhạt mà hành dễ bị hỏng)
- Đường - 1 thìa canh
- Giấm - 2 thìa (có thể thay bằng rượu trắng)
Hướng dẫn:
Bước 1: Sơ chế hành
Hành củ cắt rễ, bỏ lá xanh.
Rửa sạch, để cho ráo nước.
Bước 2: Chuẩn bị nước muối hành
Cho muối, đường vào nước, đun sôi, gạn bỏ cặn (nếu có), để nguội bớt. Khi nước còn hơi ấm ấm, cho giấm hoặc rượu vào.
Bước 3: Muối hành
Hũ thủy tinh (ngày xưa hay dùng hũ sành để muối dưa hành nhưng giờ nếu không có các bạn dùng hũ thủy tinh giống mình cũng được) rửa sạch, để ráo hoặc dùng khăn lau khô. Đổ hành đã rửa sạch để ráo ở bước 1 vào hũ, đổ nước ở bước 2 vào ngập hành. Dùng vỉ tre và vật nặng chặn cho hành không nổi lên khỏi mặt nước (nếu hành nổi, lo dưa hành sẽ bị màng, và bị hỏng đấy nhé) rồi đậy kín, thường để khoảng 10 ngày là ăn được rồi. Tuy nhiên, nếu trời cứ lạnh căm căm như thế này thì thời gian muối sẽ lâu hơn, khoảng 10-15 ngày đấy nhé.
Các bạn chú ý, khi hành chua, nên vớt hành ra và ngâm vào nước muối loãng hơn thì hành sẽ để được lâu hơn và không bị nát. Các bạn có thể đậy nắp kín, bảo quản trong tủ lạnh cũng OK.
Bước 4: Trình bày
Hành chua có thể dùng được ngay, nhưng nếu các bạn bóc bớt vỏ, cắt bớt đầu và cuống hành rồi rắc một chút ớt bột lên rồi trộn với một chút nước mắm ăn sẽ rất đậm đà đấy.
Thật đơn giản để là ra món dưa hành đặc trưng cho ngày tết phải không nào. Còn chờ gì nữa, hãy bắt tay vào làm món dưa hành truyền thống thôi nào.
Nếu các bạn thích ăn hành ngọt mà không bị hăng, có thể thử mẹo muối dưa hành ngọt của Sổ tay nấu ăn nhé.
Pingback: Làm mới món dưa hành cực ngon | dua hanh cục ngon | Sổ Tay Nấu Ăn
Pingback: Tự tay làm giò thủ (gio xao) đón tết | Gio thu don tet | Sổ tay nấu ăn
Pingback: Thịt gà nấu đông nấu ngon | Thit nau dong | Thit dong | Sổ Tay Nấu Ăn
Pingback: Canh măng móng giò ngậy không ngán | Canh mang ngon | Sổ Tay Nấu Ăn
Pingback: Món ăn ngon chống ngán ngày Tết (phần 2) | Nấu ăn ngon | nau an ngon | món ngon | mon ngon | hướng dẫn nấu ăn | huong dan nau an
Pingback: Nom ga xe phay | Cách làm Nộm gà xé phay cực ngon | Sổ Tay Nấu Ăn