Thịt gà là loại thịt trắng có độ đạm cao, dễ chuyển hoá. Thịt gà có đủ các loại đạm thiết yếu, các sinh tố A, B1, B2, B6, B12, E, PP… và nhiều nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như K, Na, Ca, Fe, Mg, Mn, Cu… Theo Đông y, thịt gà vị ngọt, tính ấm, bổ hư, ôn trung, ấm dạ dày, cường gân cốt. Đặc biệt, y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian đều cho rằng gà ác, loại gà có da và lông màu đen, có tác dụng bổ dưỡng cao hơn gà thường. Chẳng hạn mỗi 100g gà ác có khoảng 22,3g protid và 2,3g lipid trong khi gà thường chỉ khoảng 18,2 – 20,3g protid nhưng có đến từ 7,5 -1 0,5g lipid. Theo kinh nghiệm của Đông y, thịt gà ác có tác dụng làm tăng sức dẻo dai, cải thiện công năng miễn dịch, tăng cường sức đề kháng. Khi bổ sung một vị thuốc, món ăn sẽ có thêm tác dụng của vị thuốc đó. Chẳng hạn nếu thêm nhân sâm sẽ tăng thêm tính hưng phấn và sự dẻo dai của nhân sâm đồng thời có thể xảy ra tác dụng liên quan đến việc kích thích thần kinh và kích hoạt khí nghịch của nó… Hãy cùng sổ tay nấu ăn vào bếp nào!
Bạn có thể tự do chọn các loại thịt gà sao cho phù hợp với túi tiền nhé! Bước 1: Các vị thuốc Bắc trong gói gia vị hầm gà rửa sạch. Nếu sử dụng gói gia vị gà hầm đóng túi bán sẵn trong siêu thị, mọi người nên bỏ bớt hạt ý dĩ (loại hạt màu trắng hình dạng giống hạt ngô nhưng nhỏ hơn hạt ngô). Không nên dùng nhiều ý dĩ trong món gà hầm bởi lẽ nó có khả năng hút nước cao, sẽ hút hết phần nước ngọt từ gà làm món gà kém ngon. Gà rửa sạch, nướng sơ trên lửa. Công đoạn này giúp da gà dai, không bị rách nát khi hầm nhừ và còn làm cho gà thơm hơn. Bước 2: Cho gà vào nồi gốm hoặc dụng cụ hầm gà cùng với các vị thuốc bắc đã rửa sạch. Rắc chút gia vị lên khắp mình gà, cuối cùng phủ ngải cứu lên phía trên. Bước 3: Đặt nồi gà vào một nồi nước sôi lớn hơn, hầm cách thủy khoảng 1 - 1,5 tiếng tùy độ dày của dụng cụ chứa gà. Nếu dùng nồi áp suất bạn chỉ cần hầm trong khoảng 30 phút. Chúc cả nhà ngon miệng với món gà tần thuốc bắc!Nguyên liệu:
Hướng dẫn: