Nem thính là món ăn quen thuộc với nhiều gia đình với từng miếng thịt nạc tươi ngon, bì giòn giòn cùng chút miến dai dai, tất cả hòa quyện với nhau, ăn kèm lá sung rồi chấm nước mắm chua ngọt sẽ đem lại cảm giác ngon tuyệt cho người thưởng thức. Chỉ cần bỏ chút thời gian vào bếp là bạn đã có món ăn ngon tuyệt này rồi đấy! tham khảo ngay cách làm cách làm nem thính tại nhà của Sổ Tay Nấu Ăn qua bài viết dưới đây nhé!
Nguyên liệu:
- Bì - 200 gr
- Thịt nạc - 200 gr
- Thính - 50 gr
- Lá chanh, chanh, tỏi, ớt, rau thơm ăn kèm - nguyên liệu
- Nước mắm, mì chính, bột canh, đường - gia vị
Hướng dẫn:
Bước 1:
- Trước tiên, các bạn cho bì, nạc vào nồi luộc với một chút bột canh. Các bạn nên luộc sơ một lần để loại bỏ mùi hôi rồi các bạn mới đem luộc thịt. Khi luộc, các bạn nên để ý luộc thịt cho chín vừa, nếu luộc lâu quá sẽ khiến thịt bị khô.
- Sau đó, các bạn để thịt nguội một chút rồi đem thái mỏng bì, thịt nạc.
- Các bạn nhớ để riêng thịt nạc và bì ra 2 cái đĩa.
Bước 2:
- Lá chanh mua về các bạn rửa sạch, thái nhỏ.
- Tỏi các bạn bóc vỏ, rửa sạch rồi đem băm nhỏ.
- Ớt các bạn rửa sạch, thái nhỏ.
Bước 3:
- Pha một bát nước mắm chấm: các bạn cho vào bát 1 thìa nước mắm, 1 thìa nước cốt chanh, 1 thìa mỳ chính và tỏi ớt băm nhỏ. Rồi cho thêm chút nước. Các bạn nêm nêm lại cho vừa ăn, hợp với khẩu vị của mình.
Bước 4:
- Tiếp theo, các bạn dùng một chiếc âu sạch để trộn nem bì.
- Cứ một lớp bì thì thêm 1 lớp thịt, lớp thính.
- Thêm 1 ít bột canh và 1 thìa mì chính.
- Thêm ít ớt, tỏi băm và lá chanh thái nhỏ.
- Sau đó trộn đều hỗn hợp các nguyên liệu lên.
Bước 5:
- Sau khi trộn xong, các bạn trình bày nem bì thính ra đĩa ăn kèm lá thơm và chấm với mắm chua cay.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món ăn ngon tuyệt này nhé!
Những lưu ý để có món nem bì thính thơm ngon hấp dẫn
- Các bạn chú ý nên tranh thủ khi bì còn nóng, thái luôn, khi đó bì sẽ dễ thái, không bị dai.
- Khi mua bì, các bạn nhớ dặn người bán lọc sạch lông trước khi mang về chế biến. Điều này sẽ khiến món ăn không bị rặm, cứng.
- Cách chọn thịt ngon:
Thịt tươi: Mặt ngoài có lớp màng khô, bề mặt hơi se lại. Ở mặt cắt của thịt có màu hồng sáng, bì mềm mại, thớ thịt săn, độ đàn hồi tốt (lấy ngón tay ấn vào thịt khi buông ra không để lại vết móng tay). Mỡ có màu sáng, độ chắc, có mùi thơm đặc trưng. Mặt khớp xương láng và trong, dịch hoạt trong. Tuỷ bám chặt vào thành ống tuỷ, đàn hồi.
Thịt ôi: Mặt ngoài miếng thịt bắt đầu nhớt, hoặc nhớt nhiều (tuỳ mức độ ôi), mặt cắt hơi ướt, độ dàn hồi kém (ấn ngón tay vào thịt khi buông ra còn để lại vết lõm tay). Mỡ tối màu, độ chắc giảm, có mùi ôi. Mặt khớp xương có nhiều nhớt, dịch hoạt đục. Tuỷ dễ tróc ra khỏi ống, màu sắc đã tối hoặc nâu.
Thịt lợn già hoặc lợn nái: Thớ thịt nhão có màu đỏ sẫm, da dầy.
Thịt lợn bệnh: Thớ thịt nhão, mỡ vàng hoà trong thớ thịt có thể có hạt trắng đục. Trong gan bầu dục có những chấm nhỏ. Bì lợn có thể có những mảng xuất huyết tròn hoặc bầu dục. Có thể bì không còn nguyên vẹn, bị khoét từng đám (do cắt bỏ ung nhọt hoặc màng xuất huyết).
Không nên mua thịt lợn quá già hoặc quá non. Chỉ nên mua loại thịt lợn vừa lứa có màu hồng, bì mỏng. Thịt nạc có 2 loại: thịt thăn và thịt nạc mông. Thịt thăn ngon hơn, xào nấu ngọt nhưng nêu để quá lửa sẽ bã và khô. Thịt nạc mông mềm hơn.