– Các thực phẩm thịt nên dùng dầu lạc: Dầu lạc có mùi thơm có thể khử được mùi hôi tanh trong các loại thịt. Có thể rưới lên mình cá đã hấp chín một ít dầu lạc đun nóng. Nếu dùng mỡ lợn làm miếng cá không thơm, có cảm giác ngấy và mùi tanh mỡ.
Nếu xào thịt bò đã ướp gia vị, có thể thêm vào một ít dầu lạc trước khi cho lên bếp.
– Xào, nấu rau dưa thì nên dùng mỡ lợn: Bởi vì mỡ lợn sẽ làm rau trơn, mỡ màng và có mùi thơm.
– Với các loại mì sợi, miến, khi ăn có thể dùng kết hợp dầu lạc và mỡ lợn: Đồ ăn có mùi thơm của lạc lại có vị bóe của mỡ.
– Dầu vừng chỉ nên dùng với các món có mùi tanh, mùi khai: Chỉ nên dùng dầu vừng với 1-2 món ăn trong bữa, đồng thời chỉ dùng một lượng ít, sau khi món ấy đã nấu chín.
– Dầu thực vật: Dầu đậu, dầu ngô, dầu vừng, dầu bông, dầu lạc… chứa nhiều Axit béo, có thể làm giảm bệnh huyết áp và lượng Cholesterol trong huyết dịch, đồng thời cung cấp Axit béo cần thiết cho cơ thể. Nhưng nếu dùng với lượng quá cao, sẽ gây ra những hiệu ứng ngược, tác động xấu đến cơ thể, đặc biệt là với máu và huyết quản.
– Dùng dầu ăn khi nấu nướng phải chú ý tới thời gian sử dụng thích hợp. Lúc gia công nguyên liệu, cần phải cho các loại gia vị nào trước, sau mới cho dầu ăn vào, làm như vậy mới đảm bảo cho độ hòa tan của gia vị. Có thể cho dầu vào lúc thức ăn đã chín nhưng còn ở trên bếp, cho dầu xong là nhắc xuống, làm như thế sẽ làm món ăn thơm và mỡ màng hơn, nhưng làm như thế thì khi ăn khó tiêu hóa, có ảnh hưởng tới sức khỏe.