Dầu dừa là một loại tinh dầu rất tốt và có rất nhiều công dụng. Chỉ cần bỏ chút thời gian là bạn đã có lọ tinh dầu nguyên chất thơm, trong và đảm bảo vệ sinh an toàn.
Tìm hiểu cách làm dầu dừa nguyên chất truyền thống tại nhà với hướng dẫn chi tiết. Thưởng thức lợi ích của dầu dừa tự nhiên thông qua quy trình đơn giản và dễ thực hiện.
Nguyên liệu:
- Dừa già - 4 - 5 quả
- Nước sôi - 3 lít
- Khăn vải màn khổ rộng 40x40cm - 1 cái
- Thau sạch - 2 cái
- Dụng cụ - máy xay, chảo, bếp đun
Hướng dẫn:
Cách 1: Cách làm dầu dừa tại nhà
Trước tiên, các bạn dùng đầu dao ngược đập theo đường xích đạo của trái dừa cho vỡ đôi, các bạn chắt nước dừa ra một cái ca riêng, để uống giải khát.
Tiếp theo, các bạn dùng chày gõ nhẹ quanh vỏ dừa để nong cùi. Gom cùi dừa lại, gọt sạch phần vỏ xám rồi các bạn nạo dừa thành sợi nhỏ.
Sau đó, các bạn đổ 2 lít nước sôi ra một cái chậu và cho tất cả sợi dừa nạo được vào chậu đó, ngâm càng lâu càng tốt. Quá trình này sẽ làm dừa tiết hết dầu ra nước nóng.
Sau 4-5 tiếng, các bạn vớt cùi dừa ra một cái chậu khác. Phần nước đã có dầu dừa để riêng.
Tiếp theo, các bạn dùng vải màn vắt sạch phần sợi dừa để dầu dừa không bị lãng phí
Sau đó, các bạn cho sợi dừa ở trên vào máy xay, xay vụn ra rồi tiếp tục ngâm lần nữa với 1 lít nước sôi còn lại. Sau đó cũng vắt sạch nước khỏi bã dừa bằng khăn vải màn. Các bạn bỏ bã, lấy toàn bộ nước thu được từ các lần ngâm.
Các bạn cho chảo gang đã rửa sạch lên bếp, khi chảo đã khô không còn nước, các bạn dùng muỗng to múc nước ngâm dừa vào đầy chảo, đun ở lửa to.
Khi nước cốt dừa đã sôi thì các bạn giảm nhỏ lửa, tiếp tục đun cho đến khi nước bay hơi hết, còn lại dầu dừa và mè dừa, các bạn đun đến khi mè hơi cháy cặn, bám ở đáy chảo thì tắt bếp.
Sau đó, các bạn để nguội và lọc bã lấy dầu. Các bạn tiếp tục chưng hết nước cốt dừa để thu được dầu như trên.
Dầu nguội rồi, các bạn nên đổ vào hộp kín luôn, tránh việc để dầu dừa nhiều giờ liền ngoài không khí.
Chúc các bạn thành công khi làm tinh dầu dừa nhé!
Cách 2: Hướng dẫn cách làm dầu dừa ép lạnh tại nhà
Chuẩn bị nguyên liệu
- Cơm dừa già.
- Nước sôi còn nóng.
- Dụng cụ: Máy xay sinh tố, khăn vải và hũ thủy tinh.
Các bước làm dầu dừa ép lạnh
- Bước 1: Sử dụng máy xay sinh tố xay cơm dừa già cùng nước sôi nóng cho đều.
- Bước 2: Sử dụng khăn vải để lọc phần nước cốt dừa, vắt mạnh để lấy hết tinh dầu và loại bỏ bã dừa.
- Bước 3: Đổ toàn bộ nước cốt dừa vào một hũ thủy tinh và đậy kín. Sau một ngày, nước cốt dừa sẽ tự phân lớp, với một lớp trắng đục trên bề mặt.
- Bước 4: Đặt hũ nước cốt dừa vào tủ lạnh khoảng 2-3 giờ để lớp trắng đục đông lại. Loại bỏ hoàn toàn lớp này và giữ lại phần còn lại trong hũ thủy tinh, đó chính là tinh dầu dừa nguyên chất.
Cách 3: Cách nấu dầu dừa bằng nồi cơm điện
Chuẩn bị nguyên liệu
- 500g dừa khô đã được nạo sẵn
- 500ml nước sôi
- Rây lược hoặc vải mùng để lọc
- Thìa hoặc đũa để khuấy
- Lọ thủy tinh để đựng dầu dừa hoàn thành
- Nồi cơm điện
Các bước thực hiện
- Bước 1: Nạo dừa và ngâm trong 500ml nước sôi trong khoảng 15-30 phút để dừa hấp thụ nước.
- Bước 2: Sau thời gian ngâm, lọc và vắt kỹ dừa để lấy nhiều nước cốt nhất có thể. Sử dụng rây lược hoặc vải mùng để lọc và chuẩn bị cho việc nấu.
- Bước 3: Đổ nước cốt dừa đã lấy được vào nồi cơm điện, nhấn nút "cook" và đun sôi nước cốt dừa này.
- Bước 4: Sau 40 phút, phần nước cốt dừa sẽ trở nên sệt và bắt đầu tách dầu. Đậy nắp nồi cơm điện để tránh bắn dầu ra ngoài và tiếp tục nấu thêm khoảng 20 phút.
- Bước 5: Khi phần xác dừa đã cô đặc và đọng dưới đáy nồi cơm điện, có màu nâu cánh gián và dầu có mùi thơm thoảng, tắt nồi cơm điện.
- Bước 6: Tiến hành tách chiết phần dầu dừa vào chén hoặc hũ thủy tinh sạch để lưu trữ.
Những lưu ý khi làm tinh dầu dừa
- Chọn dừa xiêm làm dầu dừa: Dừa được chọn để làm dầu dừa tốt nhất phải là dừa khô vỏ nâu tại cây. Những quả dừa được chọn phải già có vỏ màu nâu sậm, khi sờ vào thấy chắc tay. Các bạn lưu ý là không được nhầm lẫn giữa dừa khô và dừa sấy khô nhé. Dừa sấy khô là những mảnh dừa nhỏ xíu giòn rụm mà chúng ta hay dùng để ăn chè nhé.
- Xay cơm dừa: Các bạn lưu ý, bước này cần thực hiện ngay nhé. Sau khi gọt sạch vỏ dừa và rửa sạch, chúng ta nên xay dừa luôn để có cơm dừa. Các bạn hạn chế việc gọt vỏ và rửa dừa xong lại gói lại cất đi để vài hôm sau mới làm nhé. Điều này sẽ ảnh hưởng nhiều tới mùi thơm, vệ sinh cũng như chất lượng dầu dừa.
- Bảo quản dầu dừa: Các bạn bảo quản dầu ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Dầu dừa ở nhiệt độ thấp sẽ đông lại, khi dùng các bạn có thể ngâm cách thủy trong nước nóng để dầu tan ra dễ dàng nhé.Dầu tinh khiết có thể bảo quản từ 1-2 năm. Bảo quản trong tủ lạnh cũng là điều cần lưu ý. Đó là cách giữ cho dầu dừa thơm và có chất lượng tốt nhất trong suốt quá trình sử dụng, chỉ bảo quản ở ngăn mát tử lạnh thôi các bạn nhé.
Phân biệt dầu dừa nóng và dầu dừa lạnh
- Phương pháp trích xuất dầu dừa bằng phương pháp ép nóng dùng nhiệt để tách nước ra khỏi dầu. Dầu dừa thu được có màu vàng và có mùi hơi nồng hoặc hắt.
- Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp cho quy mô sản xuất nhỏ và dầu dừa sau khi chiết xuất vẫn chứa tạp chất, do đó có thời gian bảo quản ngắn.
- Ngược lại, phương pháp trích xuất dầu dừa bằng phương pháp ép lạnh sử dụng hơi lạnh để tách nước ra khỏi dầu. Dầu dừa thu được có màu trắng trong và có mùi thơm dịu nhẹ.
- Phương pháp này có thể áp dụng cho sản xuất hàng loạt, dầu dừa được chiết xuất là dầu tinh khiết, cho phép bảo quản lâu dài và có giá trị dinh dưỡng cao.
Kết luận:
Trên đây là hướng dẫn chi tiết về cách làm dầu dừa nguyên chất truyền thống tại nhà. Việc tự làm dầu dừa không chỉ giúp bạn có một nguồn dầu tinh khiết và tự nhiên mà còn tiết kiệm chi phí. Bằng cách chuẩn bị và xử lý đúng các nguyên liệu như cơm dừa và nước sôi, bạn có thể tạo ra một sản phẩm dầu dừa có màu sắc, hương vị và mùi thơm đặc trưng. Hướng dẫn này cung cấp một quy trình đơn giản và dễ thực hiện, cho phép bạn tận hưởng lợi ích và ưu điểm của dầu dừa nguyên chất truyền thống trong việc chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.