Lươn là thực phẩm có giá trị cao, thịt lươn được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Nước ta thương dùng lươn làm nguyên liệu cho các món cháo lươn, lẩu lươn, miến lươn, chuối om lươn,… Thịt lươn còn chứa nhiều loại vitamin và chất khoáng như vitamin A, B1, B6 hay chứa chất sắt, natri, kali, calci rất tốt cho sức khỏe của chúng ta, tuy nhiên bà bầu thì không nên ăn lươn vì quá mát. Để chọn và cách sơ chế lươn ngon nhất, hợp vệ sinh, và đảm bảo không bị mất thành phần dinh dưỡng cũng rất đơn giản, cùng Sổ tay nấu ăn tìm hiểu nhé bạn!
Hướng dẫn:
Mẹo vặt chọn lươn: Lươn ngon là lươn to, dài vừa phải, lưng đen, bụng vàng ánh. Loại này là lươn đồng, thịt thơm, ngon không phải lươn nuôi, thịt bở, tanh.
Sơ chế lươn: Nếu bạn có thời gian thì sau khi mua lươn về, cho vào xô nước vo gạo khoảng một buổi để sạch ruột lươn. Nếu không có thời gian, bạn có thể làm lươn ngay.
Bước 1: Làm sạch: Chọn lươn, sơ chế lươn đúng cáchtay trái nắm đầu lươn, tay phải kẹp chặt lươn và tuốt trong hỗn hợp nước cốt chanh, muối. Tuốt đi tuốt lại nhiều lần cho tới khi lươn hết nhớt, rửa lại bằng nước sạch. Chờ một lúc cho máu lươn đông lại thì mổ.
Bước 2: Mổ lươn: Dùng dao nhọn hoặc cật tre già rạch từ đầu lươn một đường thẳng, bỏ lòng.
Bước 3: Lọc thịt:
Thịt chín: hấp hoặc luộc lươn chín tới, vớt ra, dùng đũa kẹp từ cổ lươn, kéo mạnh xuống thịt sẽ tách ra nhanh chóng.
Thịt sống: Dùng dao sắc cắt từng bên phía dưới đầu lươn một chút, rồi lạng theo xương lươn, chúng ta sẽ tách ra được từng bên.
Lưu ý: Khi lươn đã chín, các bạn tránh làm nước lã rớt vào khiến lươn bị tanh.