Trong nấu ăn gia vị làm tăng thêm phần hấp dẫn, thơm ngon cho món ăn đem lại cảm giác ngon miệng khi thưởng thức. Hiểu và biết cách sử dụng gia vị trong chế biến món ăn là chìa khóa thành công của mỗi người đầu bếp. Bởi vậy hôm nay Sổ Tay Nấu Ăn sẽ cùng các bạn học cách phân biệt các loại gia vị. Trong bài viết này chúng ta sẽ học cách phân biệt dầu ăn, dầu vừng, xì dầu, mì chính nhé:
1. Phân biệt dầu ăn
– Nếu dầu ăn bị độn các loại tinh bột (gạo, dong, khoai lang) sẽ nổi màu xanh làm khi nhỏ dung dịch iốt vào.
– Đun nửa thìa cà phê dầu ăn trong gáo bằng gang ở nhiệt độ lên tới 150 độ C, đợi nguội xem: dầu ăn hợp tiêu chuẩn không có chất lắng đọng, nếu càng nhiều chất lắng đọng thì chất lượng tạp chất càng lớn, chất lượng càng kém.
– Dầu ăn bị trộn lẫn dầu trẩu bị vẩn đục, hoặc vón cục, khi nhỏ vào vài giọt axít sunphuaríc đặc hoặc đem ngâm trong nước nóng 60 độ C khoảng 15 phút.
2. Phân biệt dầu vừng
– Dầu vừng mới thì có màu hồng hơi vàng, thơm đậm, không có tạp chất lắng đọng, dẻo quánh.
3. Phân biệt xì dầu
– Xì dầu ngon có màu đỏ đục, ngửi có mùi thơm xì dầu và mùi mỡ béo, nếm thấy vị đậm, chỉ hơi ngọt, không chua, không đăng, không chát.
4. Phân biêt mì chính
– Loại kết tinh nguyên chất sáng màu, hạt đều, trắng trong như tuyết. Nếu bị trộn thạch cao thì xám tối, hạt nhỏ, hình vuông. Mì chính bột vụn nguyên chất có màu sáng, mịn nhỏ, sờ tay vào có cảm giác sàn sạn. Nếm thì đầu lưỡi có cảm giác lành lạnh, có mùi tanh của cá.