Để có thể ngăn chặn được bệnh máu nhiễm mỡ và những biến chứng bệnh gây nên, thì chế độ ăn uống khoa học, kiêng khem hợp lý là một điều không thể thiếu được. Có nhiều thực phẩm gây hại, làm tăng mỡ máu nhưng cũng có nhiều thực phẩm tốt, có lợi cho sức khỏe giúp làm giảm lượng mỡ thừa trong máu như táo, cá hồi hay cá chép.
Những người bị mỡ máu cao cần kiểm soát chế độ ăn uống một cách nghiêm khắc, nên ăn thực phẩm có chứa hàm lượng cholesterol thấp như rau xanh, các thực phẩm được chế biến từ đậu, hay thịt nạc thăn… Đặc biệt nên chú ý đến những loại rau xanh có chứa nhiều chất xơ. Vì như vậy mới có thể làm giảm hấp thụ cholesterol.
=> Để có thể khắc phục được tình trạng cholesterol trong máu cao, chế độ ăn chính là ưu tiên số một.
I. Thực đơn cho người máu nhiễm mỡ quan trọng như thế nào?
- Máu nhiễm mỡ là tình trạng bất thường về lipid trong cơ thể, bao gồm tăng nồng độ cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL), triglyceride và cholesterol máu toàn phần, cùng với giảm nồng độ cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (HDL).
- Có nhiều nguyên nhân phổ biến gây ra máu nhiễm mỡ, như béo phì, hút thuốc, ít vận động, uống rượu quá nhiều và chế độ ăn không cân bằng, đặc biệt là việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa chất béo bão hòa.
- Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, loại và lượng chất béo mà chúng ta tiêu thụ thông qua chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến mức độ cholesterol trong máu, dẫn đến tăng nồng độ cholesterol toàn phần và LDL, tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
- Các thực phẩm giàu dầu mỡ, chiên rán và thịt có mỡ rất cao chứa nhiều chất béo. Ngược lại, sữa, trứng và một số loại thịt khác có ít chất béo và cholesterol hơn. Chất béo có thể được tìm thấy trong cả thực phẩm thực vật và động vật, trong khi cholesterol chỉ xuất hiện trong thực phẩm từ nguồn động vật. Một số thực phẩm có nhiều chất béo và cholesterol (như trứng chiên), nhiều chất béo nhưng ít cholesterol (như bơ đậu phộng và bơ), ít chất béo và nhiều cholesterol (như tôm) hoặc ít cả hai (như trái cây).
II. Người bị mỡ máu cần tránh ăn những thực phẩm có chứa chất béo
- Để giảm mức cholesterol trong máu, chế độ ăn nên hạn chế cung cấp chỉ 30% Calo từ chất béo và tránh ăn mỡ động vật như mỡ lợn và bò. Những thực phẩm này chứa chất béo no, gây tắc động mạch. Hãy tránh sử dụng dầu cọ và dầu dừa, không chỉ riêng dầu này, mà còn có mặt trong kem thực vật, cà phê, bánh kem và các sản phẩm khác.
- Hạn chế tiêu thụ thức ăn như bơ động vật, bánh, bánh nướng, khoai tây rán, đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến công nghiệp, cũng như thức ăn chứa axit béo dạng trans.
- Thay thế bằng việc sử dụng các loại dầu thực vật như dầu cải, dầu oliu, dầu ngô, dầu hạt rum, dầu đậu nành hoặc dầu hướng dương, các loại dầu này có tác dụng giảm cholesterol.
- Tăng tiêu thụ các loại cá để hấp thụ axit béo omega-3, có tác dụng bảo vệ tim mạch, đồng thời hạn chế ăn thịt đỏ.
- Tăng lượng chất xơ trong mỗi bữa ăn, đặc biệt là dạng hòa tan. Thực phẩm giàu chất xơ hòa tan như hạt họ đậu, gạo lứt, lúa mạch và trái cây như táo, lê, ổi, mận, cam, bưởi giúp giảm lượng chất béo và cholesterol hấp thụ vào cơ thể.
- Đảm bảo tiêu thụ đủ axit folic, vì nếu hàm lượng axit này quá thấp, hàm lượng homocystein sẽ tăng, tăng nguy cơ gây bệnh tim.
III. Thực đơn cho người bị máu nhiễm mỡ gồm những gì?
1. Rau xanh và trái cây tươi
- Rau xanh và trái cây tươi là nguồn cung cấp chất xơ chính, có tác dụng hạn chế việc hấp thụ cholesterol. Các loại rau lá xanh như rau bina, cải xoăn đã được nghiên cứu chứng minh giảm mức cholesterol LDL và ngăn ngừa mảng xơ vữa trong động mạch.
- Trái cây, đặc biệt là các loại giàu chất xơ, cũng có tác dụng giảm cholesterol xấu. Chất xơ hỗ trợ giảm cholesterol bằng cách kết hợp với cholesterol tốt và loại bỏ chúng khỏi cơ thể qua quá trình tiết chất thải. Chất xơ hòa tan cũng giúp giữ cảm giác no lâu hơn, hỗ trợ giảm cân và duy trì cân nặng.
2. Giá đỗ
- Giá đỗ là một nguồn cung cấp protein và vitamin lành mạnh, có tác dụng chữa trị nhiều loại bệnh. Giá đỗ có ít calo, không chứa chất béo, giàu chất dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cải thiện quá trình trao đổi chất và điều chỉnh mức cholesterol.
- Một nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ giá đỗ có thể giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt ở người mắc bệnh tiểu đường type 2.
3. Ngũ cốc và hạt dinh dưỡng
- Ăn ngũ cốc và hạt nguyên hạt (đặc biệt là yến mạch và lúa mạch) giúp giảm lượng cholesterol trong máu và ngăn chặn bệnh tim ở người lớn.
- Nghiên cứu cho thấy, ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt (ít nhất 2,5 khẩu phần mỗi ngày) có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn. Một nghiên cứu khác với phụ nữ sau mãn kinh cho thấy, 6 khẩu phần ngũ cốc nguyên hạt mỗi tuần giúp bảo vệ và chống lại bệnh tim mạch.
- Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, mắc ca, hồ đào và các loại đậu như đậu lăng, đậu Hà Lan là nguồn protein tốt thay thế thịt không tốt cho sức khỏe. Hạt có chất xơ và chất béo lành mạnh giúp cải thiện cholesterol hiệu quả.
4. Các loại thực phẩm giàu sterol và stanol thực vật
- Dầu thực vật như dầu ô liu, dầu lạc, dầu hạt cải, dầu đậu nành.
- Ngũ cốc chứa sterol và stanol thực vật như yến mạch, lúa mạch, bắp, gạo lứt.
- Hạt và hạt hạch như hạt lanh, hạt chia, hạt hướng dương, hạt óc chó.
- Quả hạch như hạnh nhân, mắc ca, hồ đào.
IV. Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh máu nhiễm mỡ
1. Bệnh nhân bị máu nhiễm mỡ nên:
- Ăn nhiều rau quả, trái cây tươi ít ngọt, nên ăn trái cây nguyên quả không nên ép nước.
- Ăn nhiều tỏi
- Mỗi tuần nên có ít nhất 3 ngày ăn cá, các loại đậu thay cho ăn thịt.
- Nếu ăn thịt, chọn các loại thịt nạc không mỡ, gân và da.
- Tôm, cua, nghẹ … nên bỏ phần ngạch.
- Mỗi tuần chỉ nên ăn 2 quả trứng gà hoặc vịt.
- Nên dùng dầu ăn thay cho mỡ động vật.
- Uống nhiều nước trong ngày, kể cả uồng trà.
2. Bệnh nhân mỡ máu không nên:
- Không nên ăn đồ chiên xào.
- Tránh thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao như: óc heo, mỡ, da gà, da vịt, lòng đỏ trứng, chân giờ, gân bò…
- Tránh dùng bia rượu (có thể uống một ly rượu vang đỏ mỗi ngày sẽ tốt cho mạch máu).
- Tránh hút thuốc lá
3. Những thực phẩm dành cho người bị máu nhiễm mỡ
- Hành tây – Giúp làm tăng hàm lượng cholesterol rất tốt cho cơ thể. Trong hành tây có chứa prostaglandin A – giúp làm giãn mạch máu, làm mềm mạch máu, thúc đẩy huyết áp các chất khác bài tiết, do đó lipid cũng theo đó mà đào thải được.
- Giá đỗ – Giúp đào thải cholesterol xấu.
- Táo – Hấp thụ cholesterol dư thừa.
- Cá hồi – “trợ thủ” làm hạ chất béo trung tính.
Ngoài ra bạn còn nên dùng thêm các chép, thịt gà bỏ da…rất tốt cho các bệnh nhân bị mỡ nhiễm máu, và thích hợp là thực phẩm giúp hỗ trợ điều trị bệnh mỡ máu
V. Một số cách có thể phòng ngừa và ngăn chặn bệnh máu nhiễm mỡ:
- Nên ăn uống điều độ, ăn đúng bữa, đúng giờ, đúng khẩu phần và nên ăn ít vào buổi tối.
- Không nên ăn nhiều thực phẩm giầu cholesterol như các loại phủ tạng động vật, da động vật, chất béo hay lòng đỏ trứng gà.
- Cần hạn chế các món ăn chiên rán, xào có nhiều dầu mỡ, tránh ăn các thức ăn nhanh, hạn chế ăn muối và đồ ăn nhiều đạm.
- Hạn chế uống cà phê, trà đặc, thuốc lá và các loại thức uống có cồn.
=> Ngoài ra bạn còn có thể sử dụng Tinh lá sen tươi OB để cải thiện bệnh mỡ máu: Từ xa xưa, ông cha ta đã dùng lá sen để phòng ngừa nhiều bệnh khác nhau và giờ đây lá sen cũng được khoa học chứng nhận có rất nhiều công dụng tuyệt vời trong hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý như: làm giảm gan nhiễm mỡ, giảm cân, giúp ngủ ngon…đặc biệt có thể làm giảm mỡ máu một cách hoàn toàn tự nhiên nhờ tác động của flavonoid tác động đốt cháy các axit béo, cholesterol xấu (LDL), triglyceride. Qua đó làm giảm lượng cholesterol xấu (LDL) và triglyceride (là 2 nguyên nhân chính hình thành mỡ trong máu)f an toàn, hiệu quả mà không gây độc cho gan như các loại thuốc tây khác.Các bạn có thể tham khảo thêm Tinh lá sen tươi OB tại đây.
Kết luận
Để hiểu và áp dụng chính xác chế độ ăn và kiêng khem cho tình trạng máu nhiễm mỡ, cần có kiến thức cần thiết. Nên hạn chế tiêu thụ chất béo, thường xuyên vận động, giảm cân và tránh hút thuốc lá. Hy vọng với những thông tin sẽ giúp bạn đọc có được thực đơn phù hợp cho người bị máu nhiễm mỡ.
Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!